Ăn uống
{{FilterCount}}
Bộ lọc
Từ khoá đã tìm

Mỗi dịp Tết đến gia đình nào cũng làm mâm cỗ Tết cúng ông bà, tổ tiên. Sự đa dạng về dân tộc cũng tạo nên những văn hóaẩm thực riêng, mỗi vùng miền lại có mâm cỗ Tết với những món ăn khác nhau. Tất cả đều thể hiện mong muốn no đủ, hạnh phúc trong cả một năm mới.

1.    Dân tộc Kinh

Những món ăn đặc trưng Tết truyền thống miền Bắc

Chiếm đa số trong tổng số 54 dân tộc anhem trên cả nước vì vậy mà ẩm thực ngày Tết của người Kinh nói chung là phổ biến và dễ nhớ như: bánh chưng, thịt đông, dưa hành, canh măng (miền Bắc); bánh tét, thịt kho, củ kiệu, canh khổ qua (miền Nam); thêm nữa có giò chả, nem rán, xôi, gà luộc. Có thể khác nhau về hương vị giữa các vùng miền nhưng đó đều là những món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn ngày Tết.

 

2.    Dân tộc Mông

Ngày 25, 26 tháng Chạp, người Mông bắt đầu nghỉ ngơi, chuẩn bị đón Tết. Khi đó, họ phong tất cả các công cụ sản xuất lại, ví dụ như các lò rèn phải làm lễ đóng lò, cối xay ngô tháo ra, dán một tờ giấy bản lên rồi làm lễ với gà, bánh ngô, rượu.

Tiếng giã bánh dầy là âm thanh ngày Tết của người Mường

Trước đây, người Mông không gói bánh chưng. Bây giờ thì có gói, nhưng bánh chưng không nhất thiết có trong bữa cỗ Tết của họ. Với họ, ba món không thể thiếu là thịt và rượu và bánh ngô. Trong ngày Tết, nhất thiết mỗi nhà phải có một mâm bánh dầy được làm từ những hạt gạo nếp nương do chính tay người Mông làm ra. Vào những ngày Tết, tuỳ thuộc vào mỗi xóm, bản, người Mông lại tổ chức thi giã bánh dầy. Nhà nào làm được bánh dầy vừa dẻo, vừa thơm, lại đẹp thì sẽ được thưởng. Phần thưởng có khi chỉ là những tiếng vỗ tay, hoặc chính mâm bánh dầy đó.

 

3.    Dân tộc Thái

Người Thái thường sống ở các vùng ven sông, ven suối nên không những giỏi về chài lưới, đánh cá trên sông suối mà ngày càng giỏi về nuôi thả cả trên đồng ruộng, ao hồ. Vì vậy, cá là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Thái, nhất là trong những ngày tết Nguyên đán, cá là món ăn chính không thể thiếu được.

Cứ đến ngày 28, 29 tháng Chạp âm lịch, dân làng lại đổ ra sông, ra suối bắt cá. Tất cả những con cá họ bắt được, không kể to, nhỏ đều được coi là Thần suối và được mang về làm cỗ cúng.

Cá nướng – món Tết đặc trưng của người Thái

Người ta chọn con cá to nhất để riêng. Đó là con cá đầu mâm cỗ nên được nướng nguyên con. Số cá còn lại được chế biến theo cách riêng của vùng này như: cá đồ, cá sấy, cá nướng, cá sả, cá độn cơm, cá mọc, cá gói vùi tro bếp, lạp cá “pa lạp”… Đặc biệt món pa lạp là món ăn thật độc đáo thường làm để thết đãi khách quý mỗi khi tết đến xuân về. Từ một con cá, người phụ nữ Thái khéo tay chế biến thành 3 món: món lạp vừa béo vừa cay, vừa có vị chua chát của lá rừng, món chèo gio nướng để chấm xôi nóng và bát canh chua cá để đưa cay.

 

4.    Dân tộc Mường

Giống như người Kinh, bánh chưng là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong cái Tết của người Mường. Trước Tết từ 2 đến 3 ngày, mọi người trong bản, trong họ tộc hẹn lịch nhau, tập trung gói bánh hết từ nhà này sang nhà khác. Thời gian này thực sự là ngày hội, tuy bận rộn nhưng rất vui của trai, gái trong bản mường.

Người Mường chuẩn bị ăn Tết rất kỹ. Trong nhiều thức, ngoài bánh chưng còn phải có món cá ướp chua. Cá đi bắt đem về mổ bụng moi ruột, cắt khúc nhỏ bằng hai ngón tay, bỏ đầu đuôi, ướp muối, đem xôi, sau đó thêm một ít cơm nguội, ít men rượu, trộn đều rồi cho vào hũ, được 15 ngày thì bỏ thính vào. Cá ướp chua để từ 3 đến 6 tháng, bày lên mâm là ăn ngay. Món này gắn liền với câu nói cửa miệng của người Mường: “Ăn một miếng cá chua, sáng mắt cả năm”.

 

5.    Dân tộc Cơ Tu

Trước đây, người Cơ Tu thường ăn Tết riêng tức là Tết ăn cơm mới sau mỗi vụ mùa. Vài năm trở lại đây, người Cơ Tu Quảng Nam cũng ăn Tết cổ truyền như người Kinh nhưng vẫn giữ được nét văn hóa ngày Tết riêng biệt của dân tộc mình.Với người Cơ tu, ẩm thực ngày tết thì không thể không có rượu. Hai loại rượu truyền thống đặc sắc của người Cơ tu là rượu Tà vạt và rượu cần.

Bánh sừng trâu – món ăn truyền thống mang ý nghĩa tâm linh của người Cơ Tu

Cùng với việc chuẩn bị các loại rượu, một loại bánh không thể thiếu được trong mâm lễ cúng dâng lên Giàng của người Cơ Tu là bánh Avị cuốt - bánh sừng trâu. Còn có tên gọi khác là bánh đót vì nó được gói bằng lá đót. Bánh được làm bằng nếp không có nhân, sau đó dùng lá đót để gói. Lá đót được dùng để gói bánh phải to bản, không bị rách được lau sạch sẽ. Gói xong thì cột bánh lại thành từng cặp và ngâm vào nước 2 - 3 tiếng rồi mới luộc bánh. Bánh chín tỏa hương thơm của nếp lẫn với mùi thơm của lá đót rất hấp dẫn. Bánh sừng trâu tuy đơn giản, dân dã nhưng mang một ý nghĩa tâm linh truyền thống và tượng trưng cho hình ảnh con trâu của người Cơ tu - con vật thiêng liêng, có ý nghĩa to lớn trong đời sống của người Cơ tu, biểu hiện cho sức mạnh của ngôi làng đồng thời là con vật hiến tế lên thần linh, là chiếc cầu nối của người Cơ tu với thần linh, trời đất trong các ngày lễ tết.

 

6.    Dân Tộc Nùng

Người Nùng sống xen kẽ với người Tày, ngoài ra họ cũng rải rác ở một số tỉnh khác, như Bắc Giang... Hiện nay dân số Nùng vào khoảng gần 900.000 người. Người Nùng có nhiều nhóm, nhưng nhìn chung những nhóm cư trú xen kẽ người Tày thì phong tục Tết khá gần gũi với người Tày.

Bánh khảo, bánh tro làm nên hương vị Tết của người Nùng

Tuy không làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên trời ngày 23 tháng Chạp như người Kinh nhưng nhưng không vì thế người Nùng sửa soạn cho ngày tết kém phần rôm rả. Ngoài bánh chưng được coi là lễ vật - phần không thể thiếu để tiếp khách, họ còn có bánh cao (còn gọi là bánh khảo). Đa phần các nhà tự làm lấy, qua đó người khách có thể đánh giá được tài nghệ của gia chủ. Ngoài ra còn có bánh tro. Bánh được làm cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn chấm với mật (mật được đun từ đường phên). Đây là món ăn được trẻ em đặc biệt ưa thích.  

 

7.    Dân tộc Dao

Thịt lợn chua

Tết đến, mỗi gia đình người Dao Tiền đều có vại thịt lợn chua (gọi là ò sui). Món ăn này rất bình dị, dân dã, nhưng không thể thiếu trong những ngày tết. Nguyên liệu chế biến sẵn trong nhà, gồm thịt lợn, muối tinh, và cơm tẻ nguội.Ò sui phải ăn kèm với lá lốt và lá prăng lẩu, chấm chanh ớt mới cảm nhận được hết sự đậm đà của thịt ướp muối, có vị mặn đậm của muối, vị ngon của thịt, vị chua của men cùng hương thơm của lá prăng lẩu và lá lốt xanh.

 

8.    Dân tộc Tày

Món thịt lợn quay: là món ăn nổi tiếng của người Tày Văn Lãng (Lạng Sơn). Để làm món này, đồng bào thường chọn giống lợn ta xương nhỏ, thịt chắc và nạc nhiều, có trọng lượng từ 20 kg đến 30 kg. Lợn sẽ được quay chín bằng lửa đượm của than hoa, quay đều tay khoảng 3 tiếng cho chín đều. Khi lớp da ngoài khô, người ta lấy hỗn hợp mật ong pha giấm quết lên trên cho da lợn vàng rộm và giòn thơm…

Lợn quay Lạng Sơn

Thịt lợn quay khi ăn sẽ được chấm với thứ nước được lấy ra từ trong bụng của lợn với vị ngọt đậm đà, béo ngậy, dậy mùi thơm của lá và quả mắc mật. Thịt lợn quay khi ăn sẽ được chấm với thứ nước được lấy ra từ trong bụng của lợn với vị ngọt đậm đà, béo ngậy, dậy mùi thơm của lá và quả mắc mật.

Món khâu nhục: Đây cũng là món ăn được chế biến cầu kỳ từ thịt lợn mà người Tày ở Văn Lãng tiếp thu được của người Hoa trong vùng.

 

9.    Dân tộc Tây Nguyên

Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướng cho đến rượu cần. Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương.Vào các ngày lễ Tết, cơm nếp được thay cơm gạo tẻ và được nấu theo cách thức của tổ tiên: cơm lam.

Cơm lam và thịt gà thui

Thịt là thực phẩm chủ yếu trong các món ăn ngày Tết. Người Tây Nguyên làm lông con vật bằng cách thui đốt. Họ không chế biến được các món ăn đặc biệt như ở miền xuôi. Đáng chú ý là món nướng và làm món như tiết canh, nem sống ở dạng thô sơ. Những món ăn này dùng để khoản đãi hay để dâng cúng thần linh.

 

10. Dân tộc Chăm và Khơ me

Trong cộng đồng người Chăm cũng như người dân tộc Khmer ở ĐBSCL, bánh gừng là loại bánh truyền thống độc đáo được dùng trong những ngày lễ hội, Tết cổ truyền... Bánh gừng, tiếng Chăm là Hargìnònya, còn người Khmer ở Sóc Trăng thì gọi Num-Khơ-Nhây. Gọi tên vậy vì bánh có hình dạng củ gừng.

Bánh củ gừng là một trong những lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết với ý nghĩa dùng để dâng cúng tổ tiên với mong ước cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc.

Bánh củ gừng được làm từ hỗn hợp bột gạo nếp, đường, trứng gà và men rượu. Bột gạo nếp đem trộn với trứng gà cùng men rượu rồi đem giã quyện. Với bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Chăm bánh sẽ được nặn thủ công thành hình giống củ gừng. Bánh củ gừng sau khi chiên dầu được nhúng vào nước đường để bánh bóng mịn và không bị cong. Công đoạn cuối cùng trong quá trình làm bánh củ gừng là gắp từng chiếc lên mâm phơi khô trong khoảng 10-15 phút để tăng độ giòn cứng.

Rainy tổng hợp

 

Đánh giá: 
0,00 đánh giá
Đánh giá: 
{{AvgRating | number:1}}{{TotalRating |formatNK:1}} đánh giá
Nhớ Ẩm Thực Hội An - Order Ngay Những Quán Này Tại Hà Nội
Nhớ Ẩm Thực Hội An - Order Ngay Những Quán Này Tại Hà Nội
Hội An - cái tên đã quá đỗi quen thuộc với ai đam mê bộ môn du lịch. Là nơi yên bình hội tụ, nơi góc phố, dáng hoa, con thuyền, đèn lồng, đều là những nét chấm phá rất riêng trong một bức tranh đầy thơ mộng cuốn hút. Không chỉ thu hút du khách bởi khung cảnh nên thơ êm đềm hay con người đôn hậu nồng ấm, Hội An còn là cái nôi của một nền ẩm thực tinh tế đặc sắc. Nhắc ẩm thực Phố Hội, người ta không thể bỏ qua cơm gà, cao lầu, mì Quảng hay những chiếc bánh mì được mệnh danh là "ngon nhất thế giới". Nếu bạn là một người con Hà Nội nhớ ẩm thực Hội An, hãy lưu lại những cái tên dưới đây mà order ngay trên ShopeeFood nhé!
Top 5 Quán Ăn Lâu Đời Nhất Quanh Phố Cổ Hội An, bạn đã thưởng qua?
Top 5 Quán Ăn Lâu Đời Nhất Quanh Phố Cổ Hội An, bạn đã thưởng qua?
Hội An - chốn trở về tịnh tâm giữa lúc bồn chồn vội vã. Ai trong chúng ta cũng từng mơ về những khoảnh khắc yên bình, mộc mạc, những khoảnh khắc trong trẻo, trẻ thơ thỏa sức khám phá, vui đùa như những đứa trẻ. Nằm giữa chốn xô bồ, Hội An, phố Hội nên thơ dung dị là nơi dừng chân thưởng trà, rủ bỏ mọi muộn phiền trong cuộc sống của biết bao người. Đến với Hội An, thưởng thức những món ăn ngon, cảm nhận thiên nhiên và đắm mình vào không gian tĩnh lặng, bạn sẽ thấy tâm mình lắng đọng đến nhường nào. Ghé ăn top 5 quán ăn lâu đời nhất quanh phố cổ Hội An để cảm nhận được tấm chân tình của phố Hội nhé!
Nhớ Ẩm Thực Huế - Order Ngay 5 Quán Này Tại Hà Nội
Nhớ Ẩm Thực Huế - Order Ngay 5 Quán Này Tại Hà Nội
Huế gây thương nhớ không chỉ bởi vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng của sông Hương, núi Ngự... mà còn đến từ nét văn hóa độc đáo và đặc trưng của nền ẩm thực Huế. Nếu bạn ở Hà Nội và đang nhớ ẩm thực Huế, order ngay 5 quán chuẩn vị Huế dưới đây nhé.
Top 5 Món Ăn Truyền Thống Đốn Tim Gen Z Khi Tới Huế, set kèo "săn lùng" ngay thôi!
Top 5 Món Ăn Truyền Thống Đốn Tim Gen Z Khi Tới Huế, set kèo "săn lùng" ngay thôi!
Vẻ đẹp trường tồn của cố đô Huế không chỉ nằm ở nét quyến rũ của những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn ở văn hóa ẩm thực độc đáo, luôn đậm sắc đủ hương và không gì có thể thay thế được. Ẩm thực Huế cho đến nay đã trở thành một triết lý, gắn liền với con người và chiều dài lịch sử của đất cố đô trăm năm mà thành. Bởi vậy cho dù bạn là gen X, gen Y hay gen Z thì vẫn không thể nào thoát khỏi sự hấp dẫn trời sinh của nền ẩm thực muôn màu vạn sắc này. Hôm nay trong số ẩm thực mới, hãy cùng Shopeefood điểm qua top 5 món ăn truyền thông đốn tim Gen Z khi tới Huế để hiểu thêm về con người, văn hóa xứ cố đô nhé!
Ăn xuyên màn đêm với Top 8 Món Ăn Khuya Khi Du Lịch Đà Nẵng ngon bổ rẻ
Ăn xuyên màn đêm với Top 8 Món Ăn Khuya Khi Du Lịch Đà Nẵng ngon bổ rẻ
Ăn khuya là một trải nghiệm thú vị mà nếu có dịp đến Đà Nẵng bạn nhất định phải thử. Nếu bạn đang có dự định này, đừng quên lưu lại top 8 món ăn khuya khi du lịch Đà Nẵng trong bài viết sau nhé.
Tổng hợp 30 quán ăn ngon ở Đà Lạt phải ăn thử một lần
Tổng hợp 30 quán ăn ngon ở Đà Lạt phải ăn thử một lần
Lưu lại ngay Top 30 quán ăn ngon ở Đà Lạt nhất định phải thử sau đây nha.
(HCM) Tất tần tật những địa điểm hẹn hò lãng mạn nhất ở Sài Gòn
(HCM) Tất tần tật những địa điểm hẹn hò lãng mạn nhất ở Sài Gòn
Sài Gòn – TP.HCM là một thành phố rộng lớn nhưng không hẳn là một thành phố thơ mộng với nhiều địa điểm lãng mạn thích hợp cho những buổi hẹn hò. Cùng nhau khám phá 25 địa điểm nên ghé thăm khi ở Sài Gòn nhé các Foodee!
25 app chỉnh ảnh độc-đẹp xuất thần đang hot trend công đồng mạng
25 app chỉnh ảnh độc-đẹp xuất thần đang hot trend công đồng mạng
Tùm lum app đẹp quá trời đẹp. Tải hết 25 app này về sống ảo liền nào.
Bỏ túi 20 tư thế tạo dáng thần thánh chụp hình chất lừ khi đi du lịch
Bỏ túi 20 tư thế tạo dáng thần thánh chụp hình chất lừ khi đi du lịch
Bỏ qua tư thế chữ V lạc hậu đó đê nghía qua rồi lưu lại tới tận 20 kiểu này, cứ gọi là thoải mái tạo dáng chụp hình cực cool tim bay tới tấp nè
Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Đà Lạt nổi tiếng nhất
Tổng hợp những địa điểm du lịch ở Đà Lạt nổi tiếng nhất
Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt mà mình liệt kê dưới đây chắc chắc sẽ cho bạn một chuyến đi Đà Lạt đáng nhớ và nhiều kỷ niệm.
Lưu ảnh vào bộ sưu tập
Cấu hình bộ sưu tập
Cập nhật bộ sưu tập của bạn Tạo bộ sưu tập mới
Cấu hình bộ sưu tập